Những loại cà phê nổi tiếng ở Việt Nam

news-image

Việt Nam là một nước có trữ lượng sản xuất cà phê lớn. Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại cà phê khác nhau từ thuần chủng đến lai tạp.

Việt Nam là một nước có trữ lượng sản xuất cà phê lớn. Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại cà phê khác nhau từ thuần chủng đến lai tạp. Trong bài viết này, hãy cùng Cafe số 1 tìm hiểu xem Có mấy loại cà phê nổi tiếng ở Việt Nam hiện nay nhé.

Các loại cà phê nổi tiếng ở Việt Nam

Cà phê là thức uống quen thuộc với người dân Việt Nam, tuy nhiên, không phải ai cũng biết có bao nhiêu loại cà phê được ưa chuộng tại nước ta. Hiện nay, trên thị trường Việt Nam có hai loại cà phê được ưa chuộng và sử dụng nhiều nhất mà bạn nên biết là Robusta và Arabica.

Robusta

Đây là loại cà phê được ưa chuộng sử dụng rất nhiều ở Việt Nam, đồng thời đây cũng là loại cà phê mà nước ta xuất khẩu ra nước ngoài nhiều nhất. Giống cây cà phê Robusta hàng năm đạt từ 90 đến 95% tổng sản lượng cà phê của Việt Nam. 

Robusta là loại cà phê có độ cafein cao, khoảng từ 2 đến 4% nên rất được ưa chuộng bởi hợp khẩu vị của người Việt. Thêm vào đó, loại cà phê này cũng có mùi hương rất thơm, nồng nàn nhưng lại không hề bị chua.

So với Arabica thì hạt cà phê Robusta có hình tròn và có kích thước nhỏ hơn. Cà phê Robusta chủ yếu là vị đắng và phải được sấy trực tiếp cứ không phải lên men. Cây cà phê này có mặt ở nhiều nước, được trồng ở độ cao dưới 600m và trồng ở những nơi có khí hậu nhiệt đới. 

Các tỉnh Đắk Lắk, Kon Tum và Gia Lai ở Việt Nam là những vùng chuyên canh về cà phê Robusta. Cây cà phê Robusta là dạng cây gỗ hoặc cây bụi, những cây trưởng thành có thể có chiều cao lên đến 10m. 

Với những cây cà phê từ 3 đến 4 năm tuổi là có thể bắt đầu thu hoạch. Từ 20 đến 30 năm là khoảng thời gian cây sẽ cho hạt cà phê. Nhiệt độ thích hợp để trồng cây là khoảng từ 24 đến 29 độ C và lượng mưa trên 1000 mm.

Xem thêm: Cafe nguyên chất số1.VN

Arabica

Nếu Robusta nổi tiếng với hương vị đậm đà thì ngược lại, Arabica lại là loại cà phê nổi tiếng với hương vị thanh chua và đặc biệt là không đắng gắt. Một vị ngọt ngào làm say đắm lòng người kết hợp với hương thơm nhẹ nhàng sẽ khiến khiến bạn bị thu hút và khó thể quên được loại cà phê này. 

Hạt cà phê Arabica hơi dài, cây cà phê này được trồng ở độ cao trên 600m và những nơi có khí hậu lạnh ngắt. Tuy đây cũng là một trong những loại cà phê phổ biến ở Việt Nam nhưng giống này lại tập trung nhiều ở Brazil. 

Arabica gồm 2 loại là cà phê moka và cà phê catimor. Tùy theo từng vùng miền mà loại cà phê này sẽ được gọi những cái tên thú vị khác nhau. Chẳng hạn như tại Brazil, người ta sẽ gọi cà phê Arabica là Brazilian Milds, nhưng tại Colombia thì người ta lại gọi là Colombian Milds.

Tại Việt Nam thì đang trồng cả hai loại Moka và Catimor của cà phê Arabica. Loại cà phê này chủ yếu được trồng ở vùng Cầu Đất, Đà Lạt. Đây cũng là nơi trồng giống cà phê Arabica ngon nhất Việt Nam. Các dòng cafe Arabica phổ biến tại nước ta là:

Moka

Moka là loại cà phê có mùi thơm vô cùng quyến rũ và có vị nhẹ. Loại cà phê này thuộc chi Arabica và được người Pháp đưa về Việt Nam vào khoảng những năm 30 của thế kỷ trước, trồng tại Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng. 

So với các giống cà phê khác thì đây là giống cà phê khó trồng nhất và đòi hỏi việc chăm sóc kỹ. Bởi chỉ sinh trưởng và phát triển ở độ cao từ 1500mm nên rất ít nơi có thể trồng được giống cà phê Moka này. Hằng năm, nước ta chỉ xuất khẩu trên một triệu tấn cà phê Moka ra các nước khác trên thế giới. Bởi vậy nên, ở Việt Nam, cà phê Moka chính là loại cà phê quý hiếm và có giá thành cao hơn hẳn so với các loại cà phê khác.

Catimor

Catimor là loại cà phê có mùi thơm nồng nàn, có vị chua. So với cà phê Robusta thì giá xuất cà phê Catimor cao gấp 2 lần. Đây là giống cà phê lai giữa giống Caturra và giống Hybrid deoxyribonucleic axit Timor.

Catimor là loại cà phê có dạng cây thấp, cành có đốt ngắn và có khả năng trồng dày. Loại cây này có khả năng ưu việt nổi bật là kháng bệnh gỉ sắt, đây là một loại bệnh làm cho lá cà phê bị rụng nhiều, làm ảnh hưởng đến chất lượng, năng suất thấp. 

Ngoài khả năng kháng bệnh thì giống Catimor còn có một đặc tính đặc biệt khác là hạn chế được sự phá hoại của loài sâu đục thân, bởi cây có bộ tán che kín được thân cây mà loài sâu này thì không thích đẻ trứng ở những nơi thiếu ánh sáng.

Các loại cà phê hiện nay đều có mùi thơm, hương vị và những nét đặc trưng riêng, ý nghĩa đặc biệt khác nhau. Nhưng dù là bất kỳ loại cà phê nào, dù là hương vị đắng đậm đà hay chua nhẹ thì cà phê vẫn là một loại thức uống ngon và đem lại cho chúng ta nhiều cảm xúc nhất. Mỗi khi nhâm nhi và thưởng thức một tách cà phê, chúng ta lại nhớ về những điều gì đó vô cùng đặc biệt về loại thức uống này, về những con người nơi miền đất đỏ. Dù thưởng thức bao nhiêu loại cà phê khác trên thế giới thì cũng không thể sánh bằng mùi thơm và hương vị đậm đà của cà phê Việt Nam.

Xem thêm: Thị Trường Cà Phê Trong Nước Quay Trở Lại Xu Hướng Tăng Trưởng

Tạm kết

Trên đây là những loại cà phê được ưa chuộng và sử dụng phổ biến ở Việt Nam. Hy vọng bài viết này sẽ hữu ích với bạn.

Trụ sở: Xã Hoài Đức - Huyện Lâm Hà - Tỉnh Lâm Đồng

Zalo: 0383 696 999

Email: Sun@batraifarm.com

Chia sẻ